Skip Ribbon Commands
Skip to main content

BTXH05 - Điều chỉnh, cấp lại giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội

Thủ tục hành chính Lĩnh vực Bảo trợ xã hội  
BTXH05 - Điều chỉnh, cấp lại giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cơ sở lập hồ sơ theo quy định, gửi Trung tâm Hành chính công;

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng bảo trợ xã hội – Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Bước 2: Phòng Bảo trợ xã hội thẩm định các điều kiện để cấp lại và điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc; trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, trình Giám đốc Sở ký Giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội; trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy phép hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

  - Bước 3: Khi có kết quả, Phòng Bảo trợ xã hội chuyển cho Trung tâm Hành chính công để trả cho tổ chức, cá nhân đó.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

(+) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Văn bản đề nghị điều chỉnh, cấp lại giấy phép.

- Giấy phép hoạt động.

- Giấy tờ chứng minh thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đứng đầu, loại hình cơ sở, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động.

 (+) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở có giấy phép hoạt động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đứng đầu, loại hình cơ sở, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động, cơ sở phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép. Trường hợp thay đổi hình thức tổ chức, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập phải làm thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động.

- Khi giấy phép hoạt động bị mất, bị hư hỏng thì cơ sở phải đề nghị cấp lại giấy phép.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

III. Lĩnh vực lao động tiền lương

1. Đăng ký nội quy lao động của doanh nghiệp (đối với các Doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp: Đồng Văn 1; Đồng Văn 2; Đồng Văn 3; KCN Hòa mạc; KCN Châu Sơn; Cụm Tây nam Phủ Lý)

a) Trình tự thực hiện: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục đăng ký Nội quy lao động.  Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công của tỉnh.

b) Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện

 c) Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị đăng ký Nội quy lao động  

+ Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

+ Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

+ Nội quy lao động.

d) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

e) Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc

f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp.

g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Lao động tiền lương bảo hiểm xã hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nam.

h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo v/v đăng ký nội quy lao động.

i) Lệ phí: Không

j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không.

k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Bộ Luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam năm 2012.

+ Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

+ Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật lao động.