Skip Ribbon Commands
Skip to main content

PCTNX02 - Thủ tục nghỉ chịu tang của học viên tại Trung tâm Điều trị nghiện ma túy và Phục hồi chức năng tâm thần

Thủ tục hành chính Lĩnh vực Phòng, chống tệ nạn xã hội  
PCTNX02 - Thủ tục nghỉ chịu tang của học viên tại Trung tâm Điều trị nghiện ma túy và Phục hồi chức năng tâm thần

1. Trình tự thực hiện:

- Khi có bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con chết thì học viên được phép về để chịu tang. Thời gian về chịu tang tối đa không quá 05 ngày, không kể thời gian đi đường và được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.

- Gia đình học viên phải làm đơn đề nghị cho học viên về chịu tang có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học viên cư trú gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đơn, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cho học viên về chịu tang.

- Gia đình học viên có trách nhiệm đón học viên về và bàn giao học viên lại cho cơ sở cai nghiện bắt buộc khi hết thời gian chịu tang, mọi chi phí đưa đón học viên do gia đình học viên chi trả.

- Việc giao và nhận học viên giữa cơ sở cai nghiện bắt buộc với gia đình phải được lập thành biên bản ghi rõ họ tên học viên, thời gian, họ tên người giao, họ tên người nhận, biên bản lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản.

2. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp và thực hiện đón, trả học viên về chịu tang tại Trung tâm Điều trị nghiện ma túy và Phục hồi chức năng tâm thần.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ gồm:

Đơn đề nghị cho học viên về chịu tang có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học viên cư trú gửi Giám đốc.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

4. Thời gian giải quyết: 24 giờ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Gia đình, cá nhân đề nghị cho học viên về chịu tang.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Điều trị nghiện ma túy và Phục hồi chức năng tâm thần tỉnh Hà Nam.

Địa chỉ: Xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của Giám đốc Trung tâm cho học viên về chịu tang.

8. Lệ phí: Không

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Quyết định cho học viên về chịu tang (Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BLĐTBXH);

- Biên bản giao cho gia đình quản lý học viên về chịu tangtang (Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BLĐTBXH);

- Biên bản nhận học viên hết thời hạn về chịu tang trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc tang (Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BLĐTBXH).

Mẫu đơn mẫu tờ khai PCTNXH02 QD1311.docx

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Thời gian về chịu tang của học viên tối đa không quá 05 ngày, không kể thời gian đi đường và được tính vào thời hạn chấp hành quyết định.

- Gia đình học viên phải làm đơn đề nghị cho học viên về chịu tang có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học viên cư trú gửi Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nội dung đơn phải nêu rõ họ tên, số chứng minh nhân dân, nơi cư trú, mối quan hệ với học viên, thời gian đề nghị cho học viên được về chịu tang và cam kết quản lý, giám sát không để học viên sử dụng ma túy trái phép hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác trong thời gian về chịu tang. Gia đình học viên có trách nhiệm đón học viên về và bàn giao học viên lại cho cơ sở cai nghiện bắt buộc khi hết thời gian chịu tang, mọi chi phí đưa đón học viên do gia đình học viên chi trả.

- Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đơn, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm xem xét, quyết định việc cho học viên về chịu tang. Quyết định cho về phải được lập bằng văn bản, nêu rõ thời gian được về, trách nhiệm của gia đình trong việc đón, đưa và quản lý học viên trong thời gian về chịu tang. Quyết định được lập thành 03 bản: 01 bản gửi cho gia đình học viên, 01 bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để phối hợp quản lý và 01 bản lưu trong hồ sơ học viên.

- Việc giao và nhận học viên giữa cơ sở cai nghiện bắt buộc với gia đình phải được lập thành biên bản ghi rõ họ tên học viên, thời gian, họ tên người giao, họ tên người nhận, biên bản lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản.

- Hết thời hạn ghi trong quyết định, học viên quay trở lại thì cơ sở cai nghiện bắt buộc phải thực hiện kiểm tra sức khỏe đối với học viên đó để có các can thiệp phù hợp. Trường hợp học viên không trở lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc ra quyết định truy tìm theo quy định của pháp luật.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Thông tư số 14/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị, thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Thông tư liên tịch số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 06/6/2012 của Bộ Lao động TB và XH, Bộ Công an quy định chi tiết chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyên vào cơ sở chữa bệnh.